Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

TÁI PHÁT BỆNH VIÊM XOANG SAU KHI MỔ

Đọc Thêm : Những Bài Thuốc Bí Truyền Đặc Trị Viêm Mũi Viêm Xoang

Những bệnh nhân bị tái phát viêm xoangsau mổ ngoài nguyên nhân thuộc về thao tác phẫu thuật, thời tiết… còn do không bỏ được thuốc lá.
Tùy cơ địa mỗi bệnh nhân, viêm xoang có thể tái phát sớm hay muộn, thông thường là một năm sau khi mổ với những biểu hiện như tiết chất nhầy, sổ mũi, nhức đầu, sốt nhẹ.

89% bệnh nhân tái phát sau mổ

Đây là lần thứ tư trong năm, anh C. 32 tuổi bị tái phát viêm xoang sau khi mổ. Các bác sĩ cho biết, bệnh tái phát do cơ địa bệnh nhân luôn nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết nhưng lại không tái khám thường xuyên để ngừa bệnh.

người bệnh sau khi mổ viêm xoang phải bỏ thuốc lá
Bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, khuyến cáo, bệnh viêm xoang tái phát sau mổ thường do bệnh nhân không chịu bỏ thuốc lá, không đeo khẩu trang, dị ứng với môi trường ô nhiễm, khí thải từ các nhà máy và do thay đổi thời tiết. Chính những yếu tố này đã làm hệ thống luân chuyển chất nhầy của mũi bị hư hại. Bụi bặm, vi khuẩn không được tống ra ngoài khiến viêm xoang tái phát. Do đó, việc chăm sóc sau mổ có tầm quan trọng không thua gì kỹ thuật mổ.

Bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y dược TP HCM, cho biết viêm xoang dễ tái phát sau mổ còn do kỹ năng của bác sĩ trong quá trình mổ làm tắc lỗ thông xoang, sẹo dính, sót mỏm móc, sót tế bào viêm, nấm xoang, mở hụt lỗ thông, vẹo vách ngăn… Do đó, sau khi mổ, bệnh nhân phải đến tái khám để phòng ngừa những rủi ro này. Tuy nhiên, người bệnh thường sợ đau, khó khăn về kinh tế, xa nơi phẫu thuật nên không tuân thủ lịch khám. Bệnh nhân không tái khám còn do bác sĩ không giải thích về sự cần thiết của việc chăm sóc định kỳ sau mổ. Đó là lý do có đến 89% bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi mổ viêm xoang.

Phải bỏ thuốc lá

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Lan, Trưởng khoa Xoang mũi, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, người bệnh sau khi mổ viêm xoang phải bỏ thuốc lá. Khói thuốc được hít từ miệng rồi “tống” trực tiếp ra đường mũi nên khả năng độc hại hơn nhiều so với những chất khác trong môi trường. Do đó, lớp niêm mạc lót trong lòng các xoang trở nên viêm nhiễm, phù nề, sung huyết. Hậu quả là mũi không điều tiết được các chất nhầy, chất bẩn, vi nấm… ra ngoài, dẫn đến viêm xoang tái phát. Nguy cơ tái phát càng dễ xảy ra với những bệnh nhân mổ viêm xoang chưa được lâu, vì lúc đó, các niêm mạc mũi chưa kịp lành.

Ngoài ra, sau khi mổ, người bệnh phải tái khám đều đặn để tránh tái phát, ra đường phải mang khẩu trang. Những bệnh nhân được phát hiện sớm viêm xoang có thể không phải mổ mà chỉ điều trị bằng thuốc vì lúc này, polyp (khối thịt thừa trong mũi do viêm xoang tạo ra) chưa xuất hiện hoặc kích cỡ còn quá nhỏ. Sau 3 – 6 tháng, nếu polyp vẫn tăng kích cỡ, bác sĩ mới tiến hành mổ. Phần lớn bệnh nhân đến khám theo yêu cầu của bác sĩ đều tránh được việc mổ lại do tái phát.

Đối với trẻ em bị viêm xoang, nên chữa trị viêm xoang bằng thuốc và hạn chế mổ, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của khối xương mặt. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng như xuất hiện polyp, mắt sưng lên do biến chứng, viêm tai giữa, lồi mắt, áp-xe nhãn cầu, giảm thị lực, không liếc mắt được … thì buộc phải mổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét